Sự phát triển Mikoyan MiG-29

MiG-29UB thuộc đội biểu diễn Swifts Aerobatic Team ('Strizhi') MiG-29 của Slovakia MiG-29UB tại triển lãm hàng không Koksijde 2005 MiG-29 Fulcrum B của Đức (tiếp thu từ Đông Đức) và đã bán cho Ba Lan với giá tượng trưng 1 euro 1 chiếcMiG-29SE của Peru MiG-29 của Nga trong một triển lãm hàng không

Lịch sử của MiG-29, giống như loại Sukhoi Su-27 "Flanker" lớn hơn, bắt đầu vào năm 1969 khi mà Liên Xô nghiên cứu chương trình 'F-X' của Không quân Hoa Kỳ, kết quả đầu tiên của chương trình này là F-15 Eagle. Giới lãnh đạo của Liên Xô lúc bấy giờ đã nhận thức được những máy bay tiêm kích mới của Mỹ có công nghệ vượt trội hơn hẳn so với máy bay tiêm kích của Liên Xô lúc ấy. MiG-21 "Fishbed" là một mẫu máy bay rất nhanh nhẹn, cơ động so với các mẫu máy bay tiêu chuẩn lúc ấy, nhưng nó lại thiếu tầm bay, vũ khí và khả năng phát triển. MiG-23 "Flogger", được phát triển để làm đối thủ với F-4 Phantom II, MiG-23 rất nhanh và có nhiều không gian bên trong cho nhiên liệu và các linh kiện trang bị, nhưng nó lại thiếu khả năng cơ động và hỗn chiến do khối lượng lớn hơn nhiều so với MiG-21. Liên Xô cần một loại máy bay tiêm kích cân bằng giữa sự nhanh nhẹn, cơ động và hệ thống kỹ thuật hiện đại tinh vi. Kết quả là, Hội đồng bộ trưởng Xô Viết đã đưa ra yêu cầu về đề án PFI (ПФИ - перспективный фронтовой истребитель, có nghĩa là "Máy bay tiêm kích tiền tuyến tiên tiến"). Yêu cầu trên đã bộc lộ nhiều tham vọng về một loại máy bay tiêm kích có phạm vi hoạt động lớn, thích nghi với chiến trường hẹp (bao gồm cả việc cất, hạ cánh trên đường băng xấu), khả năng nhanh nhẹn cơ động cao, có tốc độ Mach 2+, và mang được vũ khí hạng nặng. Phác thảo khí động học cho loại máy bay mới phần lớn được thực hiện ở TsAGI (Viện khí động học Nga), hợp tác với Phòng thiết kế Sukhoi.

Tuy nhiên, vào năm 1971 người Xô Viết nhận thấy loại máy bay PFI có giá thành quá đắt mà họ lại rất cần một số lượng lớn, và chương trình máy bay PFI đã bị chia thành các chương trình TPFI (ТПФИ - тяжёлый ПФИ, có nghĩa là "Máy bay tiêm kích tiền tuyến tiên tiến hạng nặng") và LPFI (ЛПФИ - легкий ПФИ, có nghĩa là "Máy bay tiêm kích tiền tuyến hạng nhẹ"), những chương trình của Liên Xô được tiến hành song song với quyết định cùng thời gian của Không quân Mỹ về chương trình "Máy bay tiêm kích hạng nhẹ" và F-16 Fighting Falcon, YF-17 Cobra. Loại máy bay tiêm kích hạng nặng vẫn được Sukhoi phát triển, kết quả là Su-27 "Flanker", trong khi loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ được Mikoyan phát triển. Thiết kế chi tiết của loại máy bay hạng nhẹ được tổng hợp thành Product 9, với tên gọi đầu tiên là MiG-29A vào năm 1974, chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 6 tháng 10-1977. Những chiếc MiG-29 tiền sản xuất bị phát hiện đầu tiên bởi những vệ tinh do thám của Mỹ vào tháng 11-1977; và chúng được người Mỹ gán cho mật danh là Ram-L bởi vì nó được quan sát thấy tại Trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky gần thành phố Ramenskoye. Ban đầu Phương Tây đưa ra suy đoán ám chỉ Ram-L có dáng vẻ giống với YF-17 Cobra và động cơ là loại động cơ phản lực tuabin phụ trội Tumansky R-25.

Dù chương trình bị trì hoãn do mất hai nguyên mẫu thử nghiệm do tai nạn động cơ, nhưng phiên bản sản xuất MiG-29B đã đi vào hoạt động chính thức vào tháng 8-1983, tại đơn vị đóng ở căn cứ không quân Kubinka. Những cuộc thử nghiệm công nhận cấp nhà nước hoàn thành vào năm 1984, và những đợt giao máy bay bắt đầu vào cùng năm cho Hàng không tiền tuyến Xô viết.

Khối lượng công việc chia ra giữa TPFI và LPFI trở nên rõ ràng hơn khi MiG-29 được trang bị cho các đơn vị hoạt động ở tiền tuyến của VVS (không quân Xô viết vào giữa thập niên 1980. Trong khi loại tiêm kích hạng nặng, tầm xa Su-27 được giao nhiệm vụ với vai trò nguy hiểm như xuất kích không đối không tấn công các máy bay chiến đấu từ xa cũng như phá hủy các khí tài đắt tiền của Phương Tây ở hậu phương của quân địch, thì MiG-29 nhỏ hơn thay thế trực tiếp cho MiG-23 ở các đơn vị thuộc hàng không tiền tuyến như không chiến trực diện. MiG-29 được bố trí tương đối gần với tiền tuyến, nhiệm vụ của nó là chiếm ưu thế trên không trong một khu vực để hỗ trợ các đơn vị bộ binh cơ giới của Liên Xô. Bộ phận hạ cánh khỏe và vỉ bảo vệ ở khe hút khí vào động cơ giúp MiG-29 có thể hoạt động từ những đường băng bị hư hại chưa được chuẩn bị, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu trong cuộc chiến hiện đại thường diễn ra rất nhanh. MiG-29 còn được giao nhiệm vụ bảo vệ cứ điểm và ngăn chặn đối phương dùng đường hàng không vận chuyển hàng hậu cần, bảo vệ các máy bay cường kích khỏi các máy bay tiêm kích của NATO như F-15 và F-16. Những chiếc MiG-29 thuộc hàng không tiền tuyến sẽ bảo đảm cho các lực lượng mặt đất của Liên Xô có thể hoạt động dưới một "tán ô" được bảo vệ, tán ô này cũng sẽ di chuyển cùng với các đơn vị.

Ở Phương Tây, loại máy bay tiêm kích mới của Liên Xôtên ký hiệu của NATO"Fulcrum-A" cho mẫu tiên sản xuất MiG-29A, và tên gọi này được thừa nhận rộng rãi, trong khi đó loại máy bay mới này vẫn là một ẩn số đối với Phương Tây lúc đó. Phiên bản MiG-29B dành cho xuất khẩu rộng rãi nhưng nó là một phiên bản yếu hơn so MiG-29B của Liên Xô, nó được biết đến với tên MiG-29B 9-12AMiG-29B 9-12B (tương ứng cho các nước thuộc khối Hiệp ước Warszawa và các nước ngoài khối này), nó có hệ thống điện tử hạn chế và không mang được vũ khí hạt nhân. Tổng cộng đã có khoảng 840 chiếc MiG-29B được sản xuất.

Phiên bản nguyên gốc của MiG-29 với hệ thống điện tử hàng không cải tiến chỉ dành cho Liên Xô, nhưng những phiên bản đa vai trò của Mikoyan, bao gồm cả phiên bản hoạt động trên tàu sân bay có tên gọi là MiG-29K chưa bao giờ được sản xuất với số lượng lớn. Ở thời kỳ hậu Xô viết, sự phát triển MiG-29 đã gặp nhiều khó khăn do Phòng thiết kế Mikoyan thiếu những ủng hộ chính trị so với đối thủ là Sukhoi. Một số phiên bản tiên tiến hơn vẫ đang được theo đuổi cho xuất khẩu, và những nâng cấp cho các máy bay Nga đang hoạt động hiện nay vẫn tỏ ra thích hợp. Những phiên bản mới của MiG-29 có tên gọi là MiG-29SMTMiG-29M1/M2 hiện đang được phát triển. Hơn nữa, việc phát triển phiên bản hoạt động trên tàu sân bay MiG-29K đang được tiếp tục tiến hành cho Hải quân Ấn Độ trang bị trên tàu sân bay INS Vikramaditya (trước đây là tàu sân bay Admiral Gorshkov của Nga). Phiên bản này trước đây được phát triển để trang bị cho tàu sân bay Admiral Kuznetsov, nhưng loại Sukhoi Su-33 lớn hơn đã được ưu tiên trang bị.

Liên Xô không gán các "tên thông dụng" chính thức cho máy bay của mình, mặc dù tên biệt danh không chính thức là chuyện bình thường. Đặc biệt hơn, một số phi công Liên Xô thấy tên gọi ký hiệu Fulcrum của NATO cho MiG-29 là một sự mô tả tâng bốc mục đích chủ định của máy bay, và nó đôi khi được sử dụng không chính thức trong các đơn vị của Nga.[8]

MiG-29 xuất hiện công khai trước Phương Tây lần đầu tiên khi nó có một cuộc viếng thăm đến Phần Lan vào tháng 7-1986. 2 chiếc MiG-29 cũng được đem đến tham dự triển lãm hàng không Farnborough tại Anh vào tháng 9-1988. Các chuyên gia Phương Tây rất ấn tượng về khả năng không thể chối cãi và sự nhanh nhẹn khác thường của MiG-29, trừ một điểm là MiG-29 thải quá nhiều khói do động cơ Klimov của nó gây ra.

MiG-29 được xuất khẩu cho Algérie, Bangladesh, Bulgaria, Cuba, Cộng hòa Séc, Eritrea, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hungary, Ấn Độ, Iran, Iraq, Malaysia, Myanma, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Peru, Ba Lan, România, Serbia, Slovakia, Syria, và Yemen. Các nước thuộc Liên Xô (cũ) Belarus, Kazakhstan, Moldova, Turkmenistan, Ukraina, và Uzbekistan đã cho một số lớn MiG-29 nghỉ hoạt động sau khi Liên Xô tan rã; một số vẫn còn hoạt động, một số đem bán như 34 chiếc MiG-29 đã được Moldova bán cho nước ngoài.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mikoyan MiG-29 http://english.people.com.cn/200410/27/eng20041027... http://www.airforce-technology.com/projects/mig29/ http://www.aviapedia.com/fighters/mig-29vft-video-... http://www.bharat-rakshak.com/NAVY/MiG-29K.html http://www.codeonemagazine.com/archives/1995/artic... http://www.defensenews.com/story.php?i=4431181 http://translate.google.com/translate?u=http://art... http://translate.google.com/translate?u=http://www... http://www.india-defence.com/reports-1328 http://www.indiadaily.com/editorial/2077.asp